Omnichannel –là một phương pháp bán hàng đa kênh cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tích hợp. Với mục tiêu tạo ra một trải nghiệm mang tính liền mạch cho khách hàng cho dù họ đang mua sắm trực tuyến từ máy tính, thiết bị di động, điện thoại cá nhân hay cửa hàng trực tiếp…
Ommnichannel ra đời phục vụ trong làn sóng mới của người tiêu dùng khi xu hướng cá nhân hóa đang dần lên ngôi. Đã qua rồi thời kỳ những tin nhắn được gửi hàng loạt. Đây là một chiến lược quan trọng trong kỷ nguyên công nghệ như hiện nay.
Bài viết này NMS sẽ giới thiệu những thương hiệu đã làm nên tên tuổi cho tiếp thị đa kênh
Disney
Disney vốn là một thương hiệu thường gây được cảm tình cho khách hàng vì vậy không bất ngờ khi họ đang dẫn đầu trong lĩnh vực tiếp thị đa kênh. Tại Disney, trải nghiệm omnichannel được thể hiện ngay ở các chi tiết nhỏ nhất.
Điều độc đáo chính là sau khi đặt chuyến đi “Book A Trip”, bạn có thể tự lập kế hoạch cho chuyến du ngoạn Disneyland của mình bằng cách sử dụng công cụ “My Disney Experience”. Ngoài ra, “Fast Pass” được sử dụng để tiết kiệm thời gian xếp hàng tại mỗi khu trò chơi bằng cách đặt trước giờ quay lại “Return Time”.
Trong công viên, bạn có thể dùng ứng dụng trên thiết bị di động để xác định vị trí các điểm tham quan bạn muốn đến, cũng như xem thời gian chờ ước tính cho mỗi địa điểm. Công cụ “Magic Band” hoạt động như một chìa khóa phòng khách sạn, thiết bị lưu trữ hình ảnh của bạn đã được chụp với các nhân vật Disney. Disney là một trong các doanh nghiệp ở vị thế dẫn đầu, trong việc cung cấp trải nghiệm khách hàng đa kênh.
Starbucks
Starbucks cũng là một ví dụ tuyệt vời trong việc cung cấp trải nghiệm người dùng một cách liền mạch. Mỗi khi khách hàng thanh toán, họ có thể thanh toán bằng thẻ từ hoặc điện thoại di động sẽ được tích lũy điểm thưởng. Ứng dụng tương ứng cũng cho phép người uống café tìm cửa hàng gần họ, gửi quà tặng, gọi đồ uống trước để có một trải nghiệm nhanh hơn. Đặc biệt, với việc bổ sung tính năng Spotify người dùng có thể xem những gì bài hát đang chơi trong cửa hàng một cách cụ thể và thêm chúng vào danh sách bài hát của mình hay đăng ký tham gia biểu diễn trực tiếp tại cửa hàng.
Apple
Cuối năm 2017, Apple lại một lần nữa khẳng định vị thế cạnh tranh của mình, khi cho ra mắt một tính năng thông minh mới mang tên Apple Business Chat.
Các nền tảng hiện hỗ trợ Apple Business Chat bao gồm Cisco, eGain, Kipsu, Lithium và Quiq. Chúng cho phép các thương hiệu phát triển hệ thống trò chuyện doanh nghiệp của họ với nhiều tính năng, tích hợp chúng với các ứng dụng và dịch vụ của riêng họ, theo dõi hoạt động thông qua báo cáo và hơn thế nữa.
Tính năng này là một phần của iOS 11, nó giúp iMessage trở thành cầu nối trực tiếp giữa doanh nghiệp với người dùng. Sử dụng Apple Business Chat, bạn có thể kết nối ngay với một doanh nghiệp mà bạn quan tâm, bằng cách gửi tin nhắn qua cửa sổ chat iMessage từ Safari, Maps, Spotlight, hoặc Siri ngay trên iPhone, iPad và Apple Watch.
Tận dụng khả năng tích hợp trong iMessage, Business Chat cho phép người dùng xem các sản phẩm, hoặc xem lại phòng đặt trước khi thanh toán với các doanh nghiệp qua Apple Pay. Giống như bất kỳ cuộc hội thoại iMessage nào khác, lịch sử trò chuyện sẽ được lưu, khách hàng có thể trở lại cuộc trò chuyện cũ, và theo dõi truy vấn bất cứ khi nào cần thiết.
Với những tính năng vượt trội này, Omnichannel đã bước chân vững chắc vào thị trường và tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong ngành tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
NMS Biên dịch – Tổng hợp