Vào những năm đầu của thế kỉ 20, công nghệ nhận dạng khuôn mặt được ví như một ý tưởng của khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, chỉ trong thập kỉ qua, công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã xuất hiện phổ biến ở khắp các lĩnh vực. Nhờ có sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ Face ID đã mang lại những lợi ích đáng kể cho các đơn vị thực thi pháp luật, cơ quan an ninh, công ty sản xuất điện thoại thông minh,… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về sự phát triển của công nghệ nhận dạng khuôn mặt Face ID trong những năm vừa qua.
Nội dung
Lịch sử công nghệ Face ID
Các nhà phát minh trên thế giới tin rằng Woodrow Wilson Bledsoe là cha đẻ của nhận dạng khuôn mặt. Vào những năm 1960, Bledsoe đã tạo ra một hệ thống có thể sắp xếp ảnh khuôn mặt bằng máy tính bảng RAND. Máy tính bảng là một thiết bị mọi người có thể sử dụng để nhập các tọa độ dọc và ngang trên lưới với sự trợ giúp của bút stylus phát ra xung điện từ. Mọi người đã sử dụng hệ thống đó để ghi lại thủ công các khu vực tọa độ của các đặc điểm trên khuôn mặt như mắt, mũi, miệng và chân tóc.
Các chỉ số được ghi thủ công sau đó có thể được lưu trong cơ sở dữ liệu. Và khi bức ảnh mới của một cá nhân được nhập vào hệ thống, nó có thể nhận được hình ảnh gần giống nhất thông qua cơ sở dữ liệu. Trong thời kỳ này, nhận dạng khuôn mặt vẫn chưa bị có hỗ trợ bởi công nghệ và sức mạnh xử lý của máy tính. Tuy nhiên, đó là bước đầu tiên và quan trọng nhất của Bledsoe để chứng minh rằng nhận dạng khuôn mặt là một sinh trắc học thực tế.
Nâng cao độ chính xác của các điểm trên khuôn mặt
Vào năm 1970, Harmon, Goldstein và Lesk đã dùng 21 điểm đánh dấu khuôn mặt gồm độ dày môi và màu tóc để hệ thống nhận dạng khuôn mặt bằng thủ công được chính xác hơn. Khoảng 10 năm sau đó, Sirovich và Kirbu bắt đầu sử dụng tuyến tính để phân tích đặc điểm trên các bức ảnh, chuyển thành cơ sở dữ liệu tạo thành tập hợp những đặc điểm cơ bản. Sau đó trong giai đoạn 1993-2000, DARPA và NIST đã phát hành chương trình FERET để khuyến khích thị trường nhận dạng khuôn mặt thương mại. Năm 2002, các quan chức thực thi pháp luật đã áp dụng nhận dạng khuôn mặt trong thử nghiệm công nghệ quan trọng.
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt trên mạng xã hội
Năm 2010, Facebook chính thức ứng dụng tính năng Face ID, sử dụng tính năng nhận diện khuôn mặt giúp phát hiện những người có gương mặt đặc trưng để gợi ý người dùng sử dụng tính năng “Tag” hoặc “Tag” tự động. Ứng dụng này giúp kết nối người dùng trên Facebook, tăng khả năng tương tác trên mạng xã hội hiệu quả.
Ứng dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt Face ID
Các chính phủ trên toàn thế giới đang ngày càng đầu tư nhiều nguồn lực vào công nghệ nhận dạng khuôn mặt, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc đang dẫn đầu trong thị trường ứng dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Chính phủ Hoa Kỳ đã quyết định tăng cường an ninh sân bay bằng hệ thống nhận dạng khuôn mặt để nhận dạng và đăng ký của du khách. Hoa Kỳ có một số tiểu bang đã cho phép cơ quan thực thi pháp luật thực hiện các cuộc tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu – những cuộc tìm kiếm này bao gồm các chi tiết về giấy phép lái xe và ảnh ID. Kỹ thuật nhận dạng khuôn mặt và kết quả tìm kiếm cũng có thể được sử dụng trong các cuộc kiểm tra của cảnh sát.
Cả thế giới đang sử dụng công nghệ này và gặt hái được nhiều lợi ích. Ở Ấn Độ, các ngân hàng đang sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt này để ngăn chặn gian lận tại ATM. Nó cũng được sử dụng để báo cáo cử tri trùng lặp, xác minh hộ chiếu và thị thực, giấy phép lái xe, v.v.
Tương lai của công nghệ nhận dạng khuôn mặt đầy hứa hẹn
Công nghệ này dự kiến sẽ phát triển và sẽ tạo ra doanh thu lớn trong những năm tới. Giám sát và an ninh là những ngành chính sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi công nghệ. Các trường học, đại học và thậm chí cả y tế cũng đang có kế hoạch triển khai công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại cơ sở của họ để quản lý tốt hơn. Công nghệ phức tạp được sử dụng trong công nghệ khuôn mặt cũng đang tiến tới ngành công nghiệp chế tạo robot.
>>> Xem thêm: Thiết kế kịch bản Chatbot