Việc Uber Việt Nam đưa vào sử dụng tổng đài chăm sóc khách hàng 04.730.88000 là một minh chứng cho thấy hãng này đang dần bỏ xa gã khổng lồ Facebook về mức độ quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Uber và Facebook đều là những hãng công nghệ tên tuổi từ Mỹ đến Việt Nam và có được số lượng khách hàng lớn nhất. Tuy nhiên cách mà hai thương hiệu này quan tâm đến dịch vụ khách hàng lại hoàn toàn khác nhau.
Cuối tháng 4 vừa qua, mọi khách hàng thân thiết của Uber đều nhận được mail từ hãng này với nội dung thông báo cho khách hàng về việc đưa vào sử dụng tổng đài chăm sóc khách hàng của uber 04.730.88000. Đây là một cải tiến được coi là hiệu quả nhất của hãng công nghệ Mỹ này từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam.
Tuy rằng, tổng đài chăm sóc khách hàng Uber chỉ hoạt động trong thời gian từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối, nghĩa là không phải lúc nào cũng sẵn sàng 24/7 và việc hãng này chỉ nhận cuộc gọi từ những khách hàng thân thiết nằm trong phạm vi những người nhận được emai. Tổng đài uber không có tính năng đặt xe mà chỉ giúp các khách hàng giải quyết các thắc mắc, khiếu kiện liên quan đến dịch vụ. Dẫu vậy, thì thông tin một hãng công nghệ lớn như Uber đưa vào sử dụng tổng đài hotline cũng được coi là một tín hiệu đáng mừng cho thấy thương hiệu này đã nhận thức được tầm quan trọng của chăm sóc khách hàng, đặc biệt là khách hàng khu vực Việt Nam.
Khi một số vụ lùm xùm về việc khách hàng phản ánh chất lượng phục vụ của Uber được đưa lên mạng xã hội, động thái triển khai tổng đài chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại được đưa ra là một hướng đi thông minh để điều tiết những phản hồi của khách hàng, ngăn chặn những tin đồn thất thiệt về Uber cũng như tạo nên một kênh giao tiếp khách hàng hiệu quả, bảo mật của hãng công nghệ tên tuổi này.
Tuy nhiên, nhìn cách Uber triển khai tổng đài hotline thì người dùng Facebook lại có phần ngao ngán khi mà gã khổng lồ này đã có mặt trên thị trường Việt Nam mười năm có lẻ với khoảng 45 triệu user tương đương gần một nửa dân số Việt Nam nhưng vẫn chưa có kênh chính thức giải đáp thắc mắc của khách hàng. Dẫu rằng mỗi khách hàng có thể sử dụng 4-5 user thì người ta cũng không thể phủ nhận mức độ phủ sóng không ngờ của mạng xã hội này đến cộng đồng người Việt. Vậy mà cả chục năm qua, người dùng facebook khi có bất kỳ thắc mắc gì về chính sách quảng cáo, cách thức xây dựng cộng đồng fanpage…Người ta bỏ một số tiền khá lớn để chạy quảng cáo nhưng bỗng một ngày tài khoản lại bị khóa, quảng cáo bị trừ tiền… mà không hiểu rõ lý do. Lúc này người dùng lại phải gửi mail đến hãng mặc dù khả năng nhận được phản hồi gần như rất ít.
Trong một số hội nghị của Facebook tại Việt Nam khi được hỏi về việc giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng, các câu trả lời của hãng này không làm hài lòng đa số người dùng. Những người đứng đầu gã khổng lồ facebook chỉ tuyên bố chung chung rằng “chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để làm hài lòng người dùng tại Việt Nam” . Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại, người dùng Facebook tại Việt Nam vẫn chỉ nhận được sự hỗ trợ vô cùng khiêm tốn từ “ông lớn” này.
Rõ ràng sự lớn mạnh của Facebook tại Việt Nam là không thể phủ nhận. Các báo cáo về Marketing cho thấy đây là kênh quảng cáo trực tuyến luôn được ưu tiên hàng đầu, đứng trước cả mạng lưới hiển thị của Google. Với doanh thu hàng trăm triệu đô từ quảng cáo mỗi năm nhưng những thắc mắc về dịch vụ, nhu cầu giải đáp khiếu nại rất lớn nhưng một việc tưởng chừng khá đơn giản như việc xây dựng một tổng đài chăm sóc khách hàng thì thương hiệu lẫy lừng của vị CEO trẻ tuổi Zuckerberg vẫn chưa làm tốt điều này, ít nhất là với thị trường Việt Nam.
Theo: VNMedia